Logo hoctoan.net
  TRUNG TÂM HỌC TOÁN hoctoan.net  
  Tự học toán cấp 3, Gia sư toán qua mạng  
   
Trang chủ
Giới thiệu
Hướng dẫn
Đăng ký
Chương trình
Form mẫu
Liên hệ
 

Xin thư giới thiệu (Recommendation letter)

Thư giới thiệu (Recommendation letter) là 1 phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ để nộp đơn xin du học Mỹ. Đó là thư đánh giá về bạn (du học sinh tương lai) do thày cô giáo của bạn viết để gửi đến các trường mà bạn nộp đơn.

Khi nào thì nên xin Thư giới thiệu?

Lời khuyên là càng sớm càng tốt, thường là khi bắt đầu chuẩn bị bộ hồ sơ thì cũng đi xin thư giới thiệu luôn.

Nên xin thư giới thiệu từ những ai?

Đầu tiên, đó là xin các thày cô giáo đã và đang dạy phổ thông của bạn, đó là những thày cô gắn bó với bạn 1 thời gian khá dài để có những đánh giá về bạn. Theo kinh nghiệm của hoctoan.net, bạn nên xin 1 thư từ thày cô dạy môn tự nhiên như toán, lý, hóa; 1 thư từ thày cô dạy môn xã hội như văn, sử, địa; 1 thư từ thày cô dạy môn mà bạn yêu thích, ví dụ như tiếng anh, âm nhạc, họa... Ngoài ra, bạn có thể xin thư giới thiệu từ thày cô ở trung tâm tiếng anh, hoặc từ quản lý nơi làm thêm... miễn là trung thực và người viết có thể tin tưởng được. Bạn nên nói chuyện với người sẽ viết thư giới thiệu cho bạn về những mong muốn của mình. Nếu bạn đã có trong đầu trường mình muốn vào thì hãy nói cho các thày cô biết tại sao lại muốn học trường này? Chuyên ngành này? Thế mạnh của bạn là gì để theo đuổi chuyên ngành đó. Điều này giúp các thày cô người viết thư giới thiệu cho bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn cũng như hiểu được nguyện vọng của bạn.

Nội dung thư giới thiệu như thế nào là tốt?

  • Thư giới thiệu nên đơn giản, ngắn gọn, đủ ý là được bởi vì làm sao 1 giáo viên vật lý có thể hành văn hay, chau chuốt được như giáo viên văn?
  • Thư giới thiệu tất nhiên đề cập đến bạn ở các khía cạnh: tính cách, khả năng tư duy & học tập, phẩm chất tốt... nhưng nó phải trung thực, đừng tô vẽ, tâng bốc bản thân nhiều quá. Nên tránh một số mẫu sau (dù bạn có đúng vậy cũng nên có cách viết khác đi thì hơn): A luôn luôn làm thêm bài ngoài chương trình dù không cần thiết; A thường ở lại sau giờ học để hỏi thêm về bài học trên lớp.
  • Thư giới thiệu không nên sáo rỗng. Thay vì “khen” thành tích chung chung thì nên đưa ra dẫn chứng thuyết phục hơn như A đã có bài thuyết trình tốt, đã có giải thưởng gì, đã xử lý tốt tình huống khó khăn, đã giúp đỡ được gì cho ai...
  • Đừng quên cung cấp cho các thày cô những thành tích bạn đã đạt được, cũng như những thông tin bạn cho là cần thiết nên được đề cập trong thư giới thiệu.
  • Nếu bạn tự soạn nội dung rồi đưa thày cô ký thì ngoài việc làm đúng những điểm trên, cần chú ý giọng văn phải là của giáo viên. Chú ý: nếu nội dung thư bằng tiếng Việt thì bạn cần dịch sang tiếng Anh rồi nhờ thày cô ký vào bản tiếng Anh.

Mẫu thư giới thiệu

1. Thông tin giáo viên (người giới thiệu): Họ tên, cơ quan, dạy hoặc phụ trách học sinh như thế nào.
2. Nhận xét, đánh giá về học sinh trong môn học, lĩnh vực mà mình phụ trách.
3. Nhận xét, đánh giá về tính cách, năng khiếu quan hệ xã hội của học sinh bên cạnh môn học mà mình phụ trách.

Và cuối cùng khi bạn nhận được thư mời nhập học từ các trường đại học bạn đã đăng ký hãy thông báo cho các thày cô đã viết thư giới thiệu cho mình. Bạn có thể gặp trực tiếp hoặc email cảm ơn. Đây cũng là một cách hành xử đẹp và tạo cho bạn thói quen tốt sau này khi đi học hoặc đi làm.

Quay lại: Tham gia hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa Xem tiếp: Viết bài luận

Phản hồi

Banner odau.info chúc mừng năm mới 2021
 
Địa chỉ - Chỉ đường Cẩm nang - Tư vấn Giáo dục - Du học